Đắk Lắk: Nhiều hiệu quả từ mô hình “Điểm đổi gạo lấy vũ khí”

Với mô hình “Điểm đổi gạo lấy vũ khí”, chỉ trong một thời gian ngắn, công an một số huyện tại Đắk Lắk đã thu nhận hàng trăm khẩu súng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Thời gian gần đây, một số đơn vị công an huyện địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực triển khai những giải pháp thực hiện đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệt nổ, công cụ hỗ trợ mang lại hiệu quả cao.

Theo đó, tại huyện Krông Búk (tỉnh Đắk Lắk), Công an huyện này đã và đang thực hiện mô hình "Điểm đổi gạo lấy vũ khí", đây là một trong những cách làm sáng tạo và mang lại hiệu quả tích cực trong công tác vận động người dân giao nộp vũ khí.

An ninh - Hình sự - Đắk Lắk: Nhiều hiệu quả từ mô hình “Điểm đổi gạo lấy vũ khí”

Công an huyện Krông Búk triển khai mô hình "Điểm đổi gạo lấy vũ khí".

Công an huyện Krông Búk cho biết, với mô hình này, người dân có thể mang vũ khí của mình đến để đổi lấy gạo và các nhu yếu phẩm hằng ngày khác. Mục tiêu của mô hình không chỉ là thu hồi vũ khí và giảm thiểu nguy cơ mất an ninh trong cộng đồng. Đồng thời, giúp giáo dục và nâng cao ý thức của người dân đối với việc phòng ngừa các mối đe dọa về vũ khí. Mô hình đã được cấp ủy, chính quyền, người dân đánh giá cao và tích cực hưởng ứng.

Để thực hiện hiệu quả mô hình nói trên, Công an huyện Krông Búk đã chủ động tăng cường bố trí điểm tiếp nhận vũ khí tại các thôn, buôn trên địa bàn nhằm tạo sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho người dân khi có nhu cầu giao nộp. Bên cạnh đó, đơn vị đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức các buổi tuyên truyền tại trụ sở UBND các xã, thị trấn, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, buôn nhằm khuyến khích nhân dân tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

An ninh - Hình sự - Đắk Lắk: Nhiều hiệu quả từ mô hình “Điểm đổi gạo lấy vũ khí” (Hình 2).

Các cán bộ chiến sĩ đến tận nhà tuyên truyền cho người dân.

Với 12 buổi tuyên truyền, phát động quần chúng, hơn 800 lượt người tham dự đã tạo ra sự lan tỏa thông điệp và làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ trong cộng đồng.

Ngoài ra, Công an huyện còn tăng cường cán bộ chiến sĩ đến nhà của một số hộ dân để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Đơn vị cũng triển khai phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng bài tuyên truyền và phát trên loa phát thanh hằng ngày. Điều này giúp đưa thông điệp phủ khắp đến từng thôn, buôn trên địa bàn huyện. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc loại bỏ vũ khí nguy hiểm khỏi cộng đồng, tạo ra một xã hội văn minh, an toàn và phát triển.

An ninh - Hình sự - Đắk Lắk: Nhiều hiệu quả từ mô hình “Điểm đổi gạo lấy vũ khí” (Hình 3).

Công an huyện Krông Búk đã chủ động tăng cường bố trí điểm tiếp nhận vũ khí tại các thôn, buôn trên địa bàn.

Với sự nỗ lực nói trên, chỉ trong thời gian ngắn, đã có hơn 60 khẩu súng các loại, 30 viên đạn và 20 vũ khí thô sơ đã được người dân trên địa bàn huyện Krông Búkk tự nguyện giao nộp. Đây là một kết quả rất tích cực, số lượng vũ khí và đạn dược được giao nộp thể hiện sự hưởng ứng tham gia và lòng tin của người dân vào quá trình loại bỏ vũ khí trong cộng đồng.

Tương tự, tại huyện Ea H'leo (tỉnh Đắk Lắk), Công an huyện này cũng đã tổ chức chương trình "Điểm đổi gạo lấy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo" trên địa bàn.

An ninh - Hình sự - Đắk Lắk: Nhiều hiệu quả từ mô hình “Điểm đổi gạo lấy vũ khí” (Hình 4).

Với mô hình "Điểm đổi gạo lấy vũ khí", chỉ trong một thời gian ngắn, Công an huyện Ea H'leo đã tiếp nhận hơn 300 khẩu súng các loại, cùng nhiều loại bom, mìn, vật liệu nổ.

Theo lãnh đạo Công an huyện Ea H’leo, trước đây, một số người dân có súng nhưng không biết giao nộp ở đâu hoặc lo sợ bị xử lý nên không dám giao nộp. Khi phát động chương trình này, bà con rất vui mừng ủng hộ nên chỉ trong thời gian ngắn, Công an huyện Ea H’leo đã tiếp nhận hơn 300 khẩu súng các loại, có cả súng quân dụng cùng nhiều loại bom, mìn, vật liệu nổ nguy hiểm.

Khánh Ngọc