Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả

Các đơn vị thi công đang nỗ lực ngày đêm khoan từ trên núi, đổ bê tông vào trong để vá các vị trí sạt lở ở hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả giáp Phú Yên - Khánh Hòa.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 1.

Sáng 15/4, tại hầm đường sắt Bãi Gió (Khánh Hòa), ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 85 (Bộ GTVT), cho biết đơn vị đang huy động hơn 200 kỹ sư, công nhân triển khai nhiều mũi thi công để khắc phục sự cố, phấn đấu thông tuyến đường sắt Bắc - Nam trong thời gian sớm nhất.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 2.

Sau khi bàn bạc với các bên liên quan, các đơn vị thi công bổ sung phương án khoan nhiều mũi từ trên sườn núi, lồng ống bơm bê tông xuống hầm đường sắt qua Đèo Cả.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 3.

Theo ông Tuấn, việc làm này nhằm gia cố sườn núi, hạn chế tình trạng sạt lở vào thân hầm.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 4.

“Dùng các ống sắt bơm bê tông từ trên xuống để cứng hóa những điểm sạt lở. Hiện các đơn vị như: Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Lũng Lô,… cũng hỗ trợ, tập trung cao độ cho việc thông hầm. Tất cả đều cố gắng hoàn thành trong thời gian sớm nhất” - ông Tuấn cho hay.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 5.

Ngoài ra, phía trong hầm sẽ tiến hành gia cố thép tăng sức chịu lực cho vòm hầm.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 6.

Công nhân phải chạy đua thời gian để thông tuyến một cách nhanh nhất.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 7.

Theo đại diện ngành đường sắt, công tác khắc phục đang rất khó khăn, do tầng địa chất phức tạp. Vì vậy, chưa thể xác định thời gian thông hầm.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 8.

Ông Trần Việt Tùng - Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang cho biết, trong những ngày qua, chi nhánh đã chuyển tải 36 chuyến tàu với 10.122 hành khách do sự cố sập hầm Bãi Gió. Hành khách sẽ đi từ ga Tuy Hòa (Phú Yên) đến ga Giã (Khánh Hòa) và ngược lại.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 9.

Về tàu hàng, Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang đã huy động xe tải để đưa những loại hàng hóa đông lạnh trên các toa hàng di chuyển sang container, xe tải để giao kịp cho khách hàng.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 10.

Toàn bộ chi phí vận chuyển ngành đường sắt chi trả, chủ hàng không phải chịu thêm chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, tàu hàng từ TP.HCM, Hà Nội sẽ tạm ngừng đưa hàng đi để đợi khắc phục, tránh ùn ứ hàng hóa.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 11.

Công an 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên đã phối hợp điều tiết giao thông, cấm các phương tiện (trừ xe 2 bánh) lưu thông qua đèo Cả để hạn chế rung chấn, ảnh hưởng đến an toàn cho công nhân thi công trong hầm.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả- Ảnh 12.

Các phương tiện giao thông đường bộ được hướng dẫn đi vòng qua Quốc lộ (QL) 19C, QL25, QL29 và đi xuống QL26.

Lúc 12h45 ngày 12/4, trong quá trình thi công hầm Bãi Gió xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá trên đỉnh hầm làm ách tắc vận tải đường sắt.

Do hầm Bãi Gió xuống cấp nghiêm trọng, điều kiện địa chất phức tạp, mặt bằng thi công hạn chế, đến nay mới khắc phục được vị trí sạt lở đầu tiên, chưa khắc phục xong vị trí sạt lở thứ hai.

Ngày 13/4, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo chủ đầu tư dự án và các cơ quan trực thuộc huy động tối đa tất cả các nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố sạt lở hầm Bãi Gió, khẩn trương thông tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM trong thời gian sớm nhất.