Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam

Ở làng chài Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có một khu nghĩa địa rất “đặc biệt”, được công nhận là nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam.

Nghĩa địa cá Ông (cá voi) còn được gọi là “Ngọc lăng Nam Hải”, toạ lạc ngay bên bờ biển thuộc làng chài Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) với khoảng 200 ngôi mộ nằm dưới hàng dương xanh mát.

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam

Bên ngoài nghĩa địa cá Ông tại làng chài Phước Hải. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 2).

Những ngôi mộ nơi chôn cất xác cá Ông nằm dưới hàng dương xanh mát. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 3).

Nghĩa địa cá Ông rộng khoảng 2.000m2. Tại đây, ngoài thờ chính là Nam Hải Đại Tướng Quân, người dân còn thờ các vị thần Thành Hoàng, Quan Thánh Đế Quân, bà Ngũ Hành, Thổ chủ, Thổ võ (Trung linh)... trong điện Ngọc Lăng Nam Hải. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 4).
Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 5).

Trên bàn thờ trong điện Ngọc Lăng Nam Hải thờ chính Lệnh Ông Nam Hải Đại tướng quân, có bức di ảnh khổ lớn và tượng 3 cá Ông nằm song song, hướng ra biển. Bên ngoài là Miếu thờ Quán Thế âm Bồ Tát sát mé biển. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 6).

Bên ngoài điện Ngọc Lăng Nam Hải, những ngôi mộ được chia làm các khu, trên các mộ đều có bát hương và bia đúc bằng xi măng ghi “Nam Hải chi mộ” cùng ngày tháng, năm Ông luỵ (chết)… (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 7).

Sau mỗi tấm bia sẽ khắc tên của người phát hiện ra xác Ông hoặc tên ghe. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 8).

Theo phong tục, người đầu tiên phát hiện Ông lụy được coi là người con trai cả của Ông. Dù đang đánh bắt ở đâu, khi phát hiện Ông lụy, ngư dân cũng phải tìm cách đưa Ông vào bờ để làm "đám tang". Khi đưa xác Ông vào bờ, chủ ghe phải báo cho Ban tế tự (Ban tổ chức Dinh Ông Nam Hải) và chính quyền địa phương để làm các thủ tục mai táng với nhiều nghi thức như: tắm rửa, khâm liệm bằng khăn lụa đỏ trước khi an táng. Người “con cả” phải “chịu tang” Ông, làm các nghi thức cúng 49, 100 ngày, giỗ đầu... Khoảng 3 năm sau khi chôn, Ban tế tự lăng và người “con cả” của Ông sẽ làm lễ cải táng, đưa cốt Ông vào Dinh thờ, lúc này người “con cả” mới được xả tang. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 9).

Năm 2011, Nghĩa địa cá Ông được vinh danh vào sách kỷ lục Việt Nam là “Nghĩa địa cá Ông lớn nhất”. Tấm bảng được bên trong điện Ngọc Lăng Nam Hải. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 10).
Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 11).

Cốt của Ông được thờ bên trong Ngọc Lăng Nam Hải. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 12).

Hàng năm, vào ngày 16/2 Âm lịch, làng chài Phước Hải tổ chức lễ Nghinh Ông long trọng, thu hút khách thập phương về dự. Hằng ngày, Ngọc Lăng Nam Hải mở cửa miễn phí để du khách, người dân địa phương có thể đến thăm viếng, tìm hiểu. (Ảnh: Gio Linh).

Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 13).
Dân sinh - Mục sở thị nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam (Hình 14).

Ngư dân làng chài Phước Hải làm công tác chuẩn bị cho lễ Nghinh Ông vào ngày 16/2 Âm lịch sắp tới. (Ảnh: Gio Linh).

Ngư dân làng chài bao đời nay xem cá voi là hiện thân của linh thiêng, may mắn. Đối với ngư dân làng chài Phước Hải cũng vậy, họ gọi tôn kính là Ông.

Gio Linh