Kỷ vật còn sót lại của "hội phụ nữ độc thân" và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG

Nhóm phụ nữ này quyết tâm sống cuộc sống độc thân đến cuối đời. Khi về già, họ tụ họp lại với nhau và lập nên các ngôi nhà gọi là “nhà bà cô”.

Tọa lạc trên con đường An Dương Vương (Quận 5,

Không gian đầy hoài niệm của phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn

Từ xin món đồ cũ tới lập phòng trưng bày

Anh Dương Rạch Sanh sinh ra trong một gia đình người Việt gốc Hoa. Cách đây 10 năm, trong một lần đến thăm Tụ Quần Cư, anh Sanh nhìn thấy những cụ bà tại đây dọn dẹp và vứt bỏ đi những vật dụng đã cũ trong gia đình. Với bản tính hiếu kỳ của một chàng trai trẻ, cộng với niềm đam mê văn hóa, anh Sanh bắt đầu lượm lặt một số vật dụng quen thuộc với đời sống của các gia đình người Hoa đem về nhà.

Song tại thời điểm ấy, anh Sanh chưa hề suy nghĩ ra được bản thân mình sẽ làm gì với những món đồ đó.

Mãi đến tháng 6/2019, anh bắt đầu suy nghĩ về việc xử lý những vật dụng mà mình đã lượm nhặt được và bắt đầu hành trình kêu gọi, tìm kiếm những người lớn tuổi trong cộng đồng người Hoa ở TP.HCM để xin các món đồ có giá trị lưu trữ văn hóa.

Vào cuối năm 2020, sau khi đã thu thập được một số lượng kỷ vật đủ lớn, anh Sanh chính thức lập ra phòng trưng bày văn hóa người hoa Sài Gòn - Chợ Lớn.

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 2.

Anh Dương Rạch Sanh là người sáng lập Phòng trưng bày văn hóa người hoa Sài Gòn Chợ Lớn.

Nơi lưu giữ kỷ vật của "hội phụ nữ độc thân"

Trong quá trình tìm kiếm kỷ vật, anh Sanh đã đến thăm Tụ Quần Cư (số 150 đường Trần Quý, phường 6, quận 11, TP.HCM) nơi còn sót lại những vật dụng của "hội phụ nữ độc thân".

Theo chia sẻ của anh, nhóm phụ nữ độc thân này không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “tam tòng, tứ đức”, không muốn bị phụ thuộc vào đàn ông và quyết tâm sống cuộc sống độc thân đến cuối đời.

Nhóm phụ nữ này xuất hiện tập trung chủ yếu ở vùng tam giác sông Châu Giang, Quảng Đông, Trung Quốc. Song đến những năm 1900-1942, họ đến các nước Đông Nam Á để làm nghề giúp việc và phần lớn đã trôi dạt đến khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn.

Khi về già, nhóm người này tụ họp lại với nhau và lập nên các ngôi nhà gọi là “nhà bà cô” như Phổ Thắng Đường, Nhất Đắc Đường, Hợp Thành Đường, Tái Trân Đường, Thủ Trân Đường, Tụ Quần Cư…

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 3.

Anh Sanh đã mang những vật dụng của họ về phòng trưng bày và tạo dựng nên một mô hình giống với bản chính nhất.

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 4.

Lu nước, lu đựng gạo, các vật dụng ăn uống (từ trái qua phải) của "hội phụ nữ độc thân" được sắp xếp gọn gàng tại phòng trưng bày.

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 5.

Quầy bào hoa kim chỉ của bà cụ cuối cùng thuộc nhóm phụ nữ độc thân tại khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn

Bên cạnh những kỷ vật của "hội phụ nữ độc thân", tại phòng trưng bày của anh Sanh còn có những vật dụng khác do cộng đồng người Hoa sinh sống ở TP.HCM trao tặng.

Với 2.500 món kỷ vật đã sưu tầm được, anh Sanh bố trí phòng trưng bày của mình thành nhiều chủ đề khác nhau như: chủ đề cưới hỏi người Hoa; giáo dục; những vị tiền nhân làm kinh tế giỏi; tiệm tạp hóa xưa; khu vực lưu trữ kỷ vật của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Anh Dương Rạch Sanh cho biết, mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật gắn liền với từng kỷ vật đều được anh nhớ như in trong đầu và có thể kể ra một cách rành mạch. Tuy hiện tại phòng trưng bày vẫn còn nằm trong phạm vi cá nhâ, nhưng anh Sanh vẫn hy vọng có thể sớm mở rộng trong tương lai, để mang văn hóa của cộng đồng người Hoa đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 6.

Hình ảnh chiếc huê ná được sử dụng trong lễ cưới của người Hoa (tương tự như tráp cưới của người Việt)

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 7.

Anh Sanh giới thiệu về những chiếc áo sẩm và những vật dụng mà con dâu người Hoa phải mang về nhà chồng sau khi tổ chức hôn lễ.

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 8.

Đai địu em bé của người Hoa thời xưa.

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 9.

Bằng tốt nghiệp của người Hoa ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn.

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 10.

Tiệm tạp hóa gắn liền với tuổi thơ của anh Sanh và cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam.

Kỷ vật còn sót lại của hội phụ nữ độc thân và hàng ngàn món đồ vô giá của người Hoa ở SG - Ảnh 11.

Hai bộ trang phục được thế hệ người Hoa đầu tiên di dân đến Việt Nam may thủ công.


https://soha.vn/ky-vat-con-sot-lai-cua-hoi-phu-nu-doc-than-va-hang-ngan-mon-do-vo-gia-cua-nguoi-hoa-o-sg-20220409021306995.htm