F0 đã âm tính vẫn khó thở phải làm gì? Dấu hiệu nào cần đi khám?

Nhiều F0 đã âm tính nhưng vẫn bị khó thở, hụt hơi, đặc biệt là khi leo cầu thang, tập thể dục. Dưới đây là những cách bạn có thể làm để cải thiện tình trạng này.

Khó thở hay hụt hơi là một triệu chứng phổ biến của COVID-19. Cảm giác khó thở có thể tiếp diễn trong một thời gian sau khi F0 đã âm tính. Đây là một điều bình thường của quá trình hồi phục, theo cơ quan Điều hành An toàn và Sức khỏe (HSE) của Vương quốc Anh.

Khi bạn bị khó thở hậu COVID-19, các hoạt động bình thường có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, ví dụ:

- mặc quần áo

- leo cầu thang

- làm việc nhà

Khi bạn học cách kiểm soát nhịp thở, khả năng thở của bạn sẽ được cải thiện. Sau đó, bạn sẽ có thể làm được nhiều việc mà không bị khó thở.

F0 đã âm tính vẫn khó thở phải làm gì? Dấu hiệu nào cần đi khám? - Ảnh 1.

Khó thở hay hụt hơi là một triệu chứng phổ biến của COVID-19. (Ảnh minh họa)

Làm gì khi bị khó thở hậu COVID-19?

Cảm thấy khó thở có thể khiến bạn hoảng sợ hoặc lo lắng. Điều này có thể làm cho tình trạng khó thở trở nên tồi tệ hơn.

Theo HSE, dưới đây là những điều bạn nên thử khi cảm thấy khó thở:

- ngừng nói và di chuyển

- cho bản thân thời gian để thở bình thường trở lại

- thư giãn hoặc đánh lạc hướng bản thân bằng cách tập trung vào một bức tranh hoặc một khung cảnh từ cửa sổ

- tìm một địa điểm thoáng khí giúp bạn thở dễ hơn

- thực hiện các bài tập để kiểm soát hơi thở

Các tư thế giúp bạn thở tốt hơn

HSE khuyên các F0 bị khó thở nên chọn một tư thế giúp bạn thở dễ dàng hơn. Điều quan trọng là bạn phải thư giãn ở những vị trí này, tập trung vào việc thư giãn các cơ ở cổ và vai.

1. Ngồi ngả người về phía trước

Bạn hãy thử ngồi ngả người về phía trước, đặt khuỷu tay lên đầu gối hoặc tay ghế.

F0 đã âm tính vẫn khó thở phải làm gì? Dấu hiệu nào cần đi khám? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa tư thế ngồi ngả người về phía trước.

2. Ngồi trên ghế, tựa đầu xuống mặt bàn

Trong tư thế này, bạn có thể ngồi ngả người về phía trước với khuỷu tay đặt trên bàn, tựa đầu xuống mặt bàn. Bạn có thể đặt gối hoặc đệm trên bàn để tạo sự thoải mái.

F0 đã âm tính vẫn khó thở phải làm gì? Dấu hiệu nào cần đi khám? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa tư thế ngồi tựa đầu xuống bàn.

3. Đứng nghiêng người về phía trước

Bạn hãy nghiêng người về phía trước, tựa khuỷu tay vào ghế, tường hoặc lan can.

F0 đã âm tính vẫn khó thở phải làm gì? Dấu hiệu nào cần đi khám? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa một người đang đứng nghiêng người về phía trước, chống khuỷu tay vào lưng ghế.

Các bài tập thở giúp kiểm soát hơi thở

1. Thở bằng bụng

Kỹ thuật thở này có thể hữu ích nếu bạn khó thở sau khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Nó có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn nếu bạn đang cảm thấy lo lắng hoặc hoảng sợ.

Cách thức hiện:

- Tìm một vị trí thoải mái để nằm, thả lỏng vai và ngực.

- Đặt một tay lên bụng.

- Cảm thấy bụng căng lên và nở ra khi bạn hít vào và xẹp xuống khi bạn thở ra.

- Hít thở nhẹ nhàng khi tập.

2. Thở chậm

Cách thực hiện: Hít thở chậm hơn, sâu hơn từ bụng, điều này giúp giảm bớt tình trạng khó thở.

3. Thở theo hình chữ nhật

Khi bạn thở bằng bụng, bạn có thể áp dụng thêm phương pháp thở theo hình chữ nhật. Hình chữ nhật có thể là một cuốn sách, TV, cửa sổ, mặt bàn hoặc một bức tranh trên tường.

Cách thực hiện: Đảm bảo thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào. Tưởng tưởng thời gian hít vào bằng chiều rộng của hình chữ nhật và thời gian thở ra bằng chiều dài của hình chữ nhật.

Ảnh minh họa giúp bạn tưởng tượng cách thở hình chữ nhật.

4. Thở chúm môi

Phương pháp này có thể hữu ích nếu bạn đang rất khó thở, trở nên lo lắng hoặc nếu bạn cảm thấy khó thở khi nằm sấp.

Khi bạn thở chúm môi, sẽ mất nhiều thời gian hơn để không khí rời khỏi phổi. Điều này giúp bạn lấy hơi tiếp theo dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

- Hít vào bằng mũi.

- Chúm môi và thở ra.

- Tiếp tục cho đến khi bạn cảm thấy nhịp thở của mình được kiểm soát.

F0 đã âm tính vẫn khó thở phải làm gì? Dấu hiệu nào cần đi khám? - Ảnh 6.

Cảm thấy khó thở có thể khiến bạn hoảng sợ hoặc lo lắng. Điều này có thể làm cho tình trạng khó thở trở nên tồi tệ hơn. Tập thở có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở. (Ảnh minh họa)

F0 khó thở hậu COVID: Khi nào gọi bác sĩ?

Khó thở đôi khi có thể cảnh báo vấn đề nghiêm trọng. Gọi cấp cứu nếu bạn:

- cảm thấy tức ngực, nặng ở ngực

- đau lan ra cánh tay, lưng, cổ và hàm

- cảm thấy như thể đang bị ốm

Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo đau tim hoặc vấn đề về phổi hoặc đường thở.

Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ nhờ tư vấn nếu bạn bị khó thở đi kèm với:

- nhịp thở thay đổi so với bình thường

- khó thở trở nên tồi tệ hơn khi bạn nằm nghỉ

- ho kéo dài trên 3 tuần

- sưng mắt cá chân

(Nguồn: Cơ quan Điều hành An toàn và Sức khỏe của Anh)

https://soha.vn/f0-da-am-tinh-van-kho-tho-hut-hoi-cach-cai-thien-va-dau-hieu-canh-bao-can-di-kham-2022032110154036.htm